Quy định mới về chính sách BHXH sẽ được áp dụng từ 01/01/2018
Luật BHXH năm 2014 có những quy định mới áp dụng từ ngày 01/01/2018 như sau:
Một là mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
NLĐ có hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
NLĐ có hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Hai là sửa đổi quy định về đóng, hưởng BHXH hàng tháng:
Về đóng BHXH: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động, ghi trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; từ ngày 01/01/2018 trở đi Nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Về đóng BHXH: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động, ghi trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; từ ngày 01/01/2018 trở đi Nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Về hưởng BHXH: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, quy định điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu trước tuổi tăng lên so với Luật BHXH năm 2006. Theo đó, NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì phải đủ điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu Điều kiện về tuổi đời đối với nam Điều kiện về tuổi đời đối với nữ
Năm nghỉ hưởng lương hưu | Điều kiện về tuổi đời đối với nam | Điều kiện về tuổi đời đối với nữ |
2018 | Đủ 53 tuổi | Đủ 48 tuổi |
2019 | Đủ 54 tuổi | Đủ 49 tuổi |
Từ 2020 trở đi | Đủ 55 tuổi | Đủ 50 tuổi |
Sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH:
Đối với lao động nam để được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng, thì khi nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, mỗi năm tăng thêm 01 năm cho đến khi tròn 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, cụ thể:
Năm 2018 | 16 năm |
Năm 2019 | 17 năm |
Năm 2020 | 18 năm |
Năm 2021 | 19 năm |
Năm 2022 trở đi | 20 năm |
Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, quy định đủ 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cả lao động nam và nữ đều được tính thêm 2% cho mỗi năm đóng BHXH nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa chỉ bằng 75%. như vậy từ ngày 1/1/2018 để đạt tỉ lệ tối đa 75% đối với nữ thì phải có 30 năm đóng BHXH,đối với lao động nam từ 2018 là 31 năm, 2019 là 32 năm đến năm 2022 trở đi phải có 35 năm đóng BHXH.
Với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, thì phải giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi quy định: Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2% (cả nam và nữ); khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ %. Tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2018-2020
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
– k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
Thứ hai, mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
– n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
– k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
Thứ ba, mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
Trong đó:
– k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%).
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
– r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
– t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 01 đến 120.
– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 01 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện, đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
Ví dụ:Bà T thuộc hộ cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2018 là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng BHXH tự nguyện của bà T cho thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 sẽ là:
(22% x 800.000 đồng/tháng – 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng = 1.650.000 đồng.
– Từ tháng 01/2019 bà T không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2019 nên không điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
– Từ tháng 6/2019, bà T chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Số tiền đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bà T từ tháng 6/2019 sẽ là:
22% x 800.000 đồng/tháng – 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng = 160.600 đồng/tháng.
– Trường hợp bà T tham gia BHXH tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà T từ tháng 6/2028.