06 Nghị định quan trọng trong năm 2020 mà cán bộ, công chức, viên chức cần phải biết
06 Nghị định quan trọng trong năm 2020 mà cán bộ, công chức, viên chức cần phải biết
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới, thay đổi quy định về xử lý kỷ luật, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, 06 Nghị định quan trong được ban hành trong năm 2020 ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công chức, viên chức gồm:
1.Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức
Nghị định 62/2020/NĐ-CPđược ban hành ngày 01/6/2020 và có hiệu lực kể từ ngày 20/7/2020 thay thế các Nghị định: Nghị định36/2013/NĐ-CP; Nghị định21/2010/NĐ-CPvà Nghị định110/2015/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định21/2010/NĐ-CP.
Trong đó, căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức có sự thay đổi so với quy định cũ như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
– Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Căn cứ xác định biên chế công chức
– Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
– Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
– Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
– Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
– Vị trí việc làm;
– Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
– Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
2.Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 90/2020/NĐ-CPđược ban hành ngày 13/08/2020 thay thếNghị định 56/2015/NĐ-CPvàNghị định 88/2017/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ 20/08/2020.
Tại đây, Nghị định đã thay đổi một số quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC so với quy định cũ, đơn cử như:
– CBCCVC làm việc chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện đánh giá xếp loại;
– Không yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá, xếp loại CBCCVC;
– Thay đổi thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC;
– Cán bộ, công chức nghỉ thai sản sẽ có quy định xếp loại cụ thể;
– Ban hành bộ tiêu chí mới để đánh giá CBCCVC;
– Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC sẽ được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên;
– …
3.Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 106/2020/NĐ-CPđược Chính phủ ban hành ngày 10/09/2020, tuy nhiên đến ngày 15/11/2020 mới có hiệu lực thi hành. Nghị định 106 thay thếNghị định 41/2012/NĐ-CPvà bãi bỏ các nội dung quy định về tự chủ nhân sự quy định tạiNghị định 16/2015/NĐ-CP.
Một số điểm mới đáng chú ý trong Nghị định, đơn cử như:
– Thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm viên chức;
– Thay đổi căn cứ xác định vị trí việc làm viên chức;
– Thay đổi căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp;
– Kéo dài thời hạn thẩm định Đề án vị trí việc làm viên chức;
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt vị trí việc làm viên chức;
– Thay đổi trong điều chỉnh vị trí việc làm viên chức;
– …
4.Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 112/2020/NĐ-CPđã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/09/2020, bãi bỏ Nghị định34/2011/NĐ-CP, nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định27/2012/NĐ-CP, Chương 6 Nghị định112/2011/NĐ-CPvà nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ được quy định tại Nghị định35/2005/NĐ-CP.
Một số điểm mới đáng chú ý trong Nghị định, đơn cử như:
– Bổ sung thêm một số nguyên tắc xử lý kỷ luật;
– Có thêm 02 trường hợp chưa xem xét kỷ luật và một số trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật;
– Thay đổi thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật công chức;
– Viên chức được đăng ký dự tuyển sau 01 năm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
– …
5.Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Nghị định 115/2020/NĐ-CPđược ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 29/09/2020, Nghị định này thay thế Nghị định29/2012/NĐ-CPvà bãi bỏ Điều 2Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
Một số điểm mới đáng chú ý trong Nghị định, đơn cử như:
– Bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng V;
– Thêm đối tượng được xem xét tiếp nhận vào viên chức;
– Siết chặt quy định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức tập sự;
– Thời gian giải quyết chế độ thôi việc đối với viên chức được rút ngắn;
– Trong xét tuyển viên chức bổ sung thêm hình thức thi viết;
– Trong thi tuyển viên chức bổ sung thêm đối tượng được cộng điểm ưu tiên;
– …
6.Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Nghị định 130/2020/NĐ-CPđược Chính phủ ban hành ngày 30/10/2020 và sẽ có hiệu lực kể từ 20/12/2020, thay thếNghị định 78/2013/NĐ-CP.
Điểm mới đáng chú ý nhất trong Nghị định này là đối tượng buộc phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm, bao gồm:
– Các ngạch công chức và chức danh sau đây: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế; Thanh tra viên; Thẩm phán.
– Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
– Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– …
(Nguồn : Lê Hải, thukyluat.vn)