– Giới thiệu sơ lược về ngành nghề Sư phạm mầm non:
Chương trình khóa học được thiết kế để đào tạo trình độ Trung cấp ngành Sư Phạm Mầm Non có phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng tự học tập nghiên cứu, tiếp thu nhanh các công nghệ mới; Tiếp tục học tập trao dồi kiến thức chuyên ngành ở các bậc học cao hơn như Cao đẳng, Đại học
Chương trình Trung cấp sư phạm mầm non đem lại cho người học những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, các kỹ năng mềm phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp, tạo cho người học có nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp, thu nhập. Đồng thời có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn

– Nhu cầu đào tạo:
Chương trình cung cấp cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về tâm l‎ý trẻ lứa tuổi mầm non, hệ thống chính trị, pháp luật của Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, kế hoạch chăm sóc giáo dục bậc mầm non, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để đảm bảo thực hiện tốt công việc của người giáo viên mầm non, đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp đặc thù, có khả năng tham gia vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi ở các nhóm trẻ, cơ sở nhà trẻ, trường mầm non trên khắp mọi miền Tổ quốc

– Năng lực đào tạo:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay,chương trình đào tạo ngành Giáo viên mầm non tạo điều kiện cho giáo sinh tiếp cận thực tế công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ độ tuổi 6 tháng – 6 tuổi ở các mô hình trường, lớp khác nhau, tạo cho giáo sinh có thái độ đúng đắn đối với nghề, đối với hoạt động học tập để hình thành các phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên mầm non đáp ứng nguồn nhân lực của xã hội.

– Hệ đào tạo: Trung cấp
– Hình thức đào tạo: Chính quy 02 năm


– Hệ đào tạo: Trung cấp Vừa làm vừa học
– Hình thức đào tạo: 02 năm VHVL

STTTÊN MÔN HỌCSỐ TÍN CHỈ
ICÁC HỌC PHẦN CHUNG
1Giáo dục chính trị5
2Ngoại ngữ (Tiếng Anh)5
3Tin học3
4Giáo dục thể chất2
5Giáo dục quốc phòng - an ninh5
6Giáo dục pháp luật2
7Kỹ năng giao tiếp2
IICÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ
1Tiếng việt thực hành2
2Văn học thiếu nhi3
3Tâm lý học trẻ em5
4Giải phẫu sinh lý học trẻ em3
5Giáo dục học đại cương2
6Giáo dục học mầm non4
7Tổ chức hoạt động vui chơi3
IIICÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
1Chăm sóc sức khỏe trẻ em4
2Dinh dưỡng trẻ em2
3Mỹ thuật2
4Âm nhạc3
5Múa3
6Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ3
7Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em4
8Phương pháp làm quen với môi trường xung quanh3
9Phương pháp dạy âm nhạc3
10Phương pháp tạo hình3
11Phương pháp làm quen với Toán3
12Tạo hình đồ chơi2
13Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành2
IVRÈN LUYÊN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
1Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 13
2Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 23
3Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 33
3Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 43
VTHỰC TẬP TỐT NGHIỆP6
TỔNG CỘNG TÍN CHỈ100

1. Về kiến thức:
– Lựa chọn và vận dụng một cách sáng tạo kiến thức các học phần chung và cơ sở vào thực tiễn giáo dục mầm non.
– Thiết kế được các hoạt động chuyên môn với các tiêu chí thực hiện hiệu quả hơn. Lựa chọn kỹ năng dạy học và phương pháp dạy học phù hợp
– Phân biệt các qui luật và những đặc điểm phát triển tâm l‎ý trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi để giải thích và vận dụng trong giáo dục trẻ ở các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non .
– Xây dựng và cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non
2. Về kỹ năng:
– Giao tiếp với trẻ; tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.
– Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.
– Lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.
– Áp dụng có hiệu quả kiến thức vào việc tổ chức thực hiện kế họach giáo dục trẻ một cách khoa học: thiết kế các họat động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lí các học liệu, phương pháp giáo dục-dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.
– Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế họach giáo dục.
– Đánh giá họat động sư phạm của bản thân và của đồng nghiệp, biết đúc kết rút kinh nghiệm, nghiên cứu cải tiến phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi.
– Quản l‎ý hoạt động nhóm, lớp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi.
– Tuyên truyền những kiến thức khoa học trong nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, vận động xã hội hóa giáo dục mầm non.
3. Về thái độ:
– Có ‎tinh thần trách nhiệm, ‎ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu trẻ, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.
– Hợp tác và giao tiếp tốt với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục.
– Rèn luyện tác phong, tính chủ động, sáng tạo trong công việc, từng bước hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
– Tự học để trau dồi tri thức, rèn luyện những đức tính cần thiết của người giáo viên bậc mầm non.
4. Tiếng Anh: Đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ A2 theo khung tham chiếu châu âu hoặc TOEIC 350 hoặc tương đương
5. Công nghệ thông tin: Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
6. Năng lực, hành vi khác: Đạt 3 đẳng cấp Kỹ năng sống : Gắng sức – Nhạy bén – Sẵn sàng và đạt tối thiểu 02 chứng chỉ chuyên sâu: Nghiệp vụ Bảo Mẫu, Nghiệp vụ giảng dạy mỹ thuật, thể dục nhịp điệu, quản lý trường mầm non, Múa, Organ

Sau khi ra trường người học được cung cấp các kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề để đáp ứng nhu cầu của xã hội – đảm nhiệm được công việc chăm sóc, giáo dục của giáo viên mầm non trong các loại hình cơ sở giáo dục mầm non từ công lập, dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình đảm bảo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định và có thể liên thông Cao đẳng, Đại học để nâng cao trình độ.

Đang cập nhật thông tin