» Giới thiệu sơ lược về ngành nghề:
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó nhu cầu nhân lực ngành xây dựng đã qua đào tạo là rất lớn, nhằm phục vụ cho thị trường lao động trong nước và hội nhập với sự chuyển dịch lao động giữa các nước thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN.
» Nhu cầu đào tạo:
Nhu cầu xã hội lớn do vậy ngành xây dựng luôn là một ngành học nhộn nhịp, thu hút nhiều học sinh theo học. Vì vậy số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành này liên tục gia tăng và nhu cầu đào tạo là hết sức cần thiết.
» Năng lực đào tạo:
Khoa có năng lực đào tạo khoảng 100 học sinh, sinh viên hàng năm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng động, tự tin, trách nhiệm với công việc.

» Hệ đào tạo: Cao đẳng
» Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2.5 năm (5 học kỳ)

STTTÊN MÔN HỌCTÍN CHỈ
IHỌC KỲ 1
1Pháp luật2
2Giáo dục quốc phòng - An ninh4
3Tin học3
4Vẽ xây dựng4
5An toàn và bảo hộ lao động2
6Vật liệu xây dựng2
7Tổ chức thi công3
8Kỹ thuật nền móng2
IIHỌC KỲ 2
1Giáo dục thể chất2
2Tiếng Anh6
3Dự toán2
4Kỹ thuật xây3
5Lắp đặt cầu kiện đúc sẵn2
6Thi công mái2
IIIHỌC KỲ 3
1Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuoon, giàn giáo2
2Gia công, lắp đặt cốt thép2
3Thi công bê tông2
4Trát, Láng, Ốp lát3
5Sơn nước, Quét vôi2
IVHỌC KỲ 4
1Chính trị4
2Lắp đặt hệ thống mạng điện sinh hoạt3
3Lắp đặt hệ thống cấp - thoát nước trong nhà3
4Thực tập thi công thô2
5Thực tập thi công hoàn thiện2
VHỌC KỲ 5
1Thực tập tốt nghiệp5
2Lắp đặt thiết bị vệ sinh *2
3Làm họa tiết trang trí *2
4Kết cấu bê tông cốt thép **2
5Thực tập họa viên **2

(*): Môn học tự chọn nhóm 1.
(**): Môn học tự chọn nhóm 2.
Sinh viên chỉ được chọn 2 môn trong nhóm 1 hoặc 2

1. Về kiến thức:
– Hiểu các nội dung cơ bản về Nhà nước và các qui định về pháp luật, chính trị của Việt Nam;
– Nhận thức được những vấn đề về quốc phòng an ninh trong tình hình mới;
– Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày được phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
– Tổng hợp được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Xây dựng dân dụng và công nghiệp (thi công móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp , bả ma tít, sơn vôi) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;
– Phân tích được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;
– Trình bày được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
– Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;
2. Về kỹ năng:
– Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình;
– Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
– Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;
– Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công;
– Tiếng Anh: Đạt bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc A2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương;
– Tin học: đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương;
3. Thái độ, giá trị, thiên hướng:
– Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; làm việc theo nhóm, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo.
– Có thiên hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
– Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
– Yêu nghề và có tinh thần cầu tiến học hỏi.

– Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên có đủ kỹ thuật và năng lực thực hành bậc cao đẳng, có tiềm năng phát triển, có thể thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ sư trình độ cao đẳng.
1. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
– Trực tiếp làm các công việc của ngành xây dựng: xây, tô, ốp lát….
– Tham gia hỗ trợ Đội, nhóm thuộc lĩnh vực xây dựng
2. Đối với doanh nghiệp lớn: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
– Thiết kế các công trình nhỏ
– Nhân viên kỹ thuật , giám sát.
– Tổ chức quản lý nhóm, đội, tổ.

[shareonedrive dir=”01RYJVTBEUYEJPB4CEBFG2NMLNRAMWNYZZ” mode=”gallery” viewrole=”administrator|editor|author|contributor|subscriber|guest” downloadrole=”all” roottext=”KỸ THUẬT XÂY DỰNG”]