» Giới thiệu sơ lược về ngành nghề
Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, thương phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn trữ và bảo quản thực phẩm, các nội dung chuyên môn về tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp, kỹ thuật chế biến món á, kỹ thuật chế biến món âu, kỹ thuật chế biến bánh và món tráng miệng, anh văn chuyên ngành.
» Nhu cầu đào tạo
Đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội tại vị trí nhân viên bếp trong các nhà hàng, khách sạn
» Năng lực đào tạo
Tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp, thu nhập. Đồng thời có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn.

» Hệ đào tạo: Trung cấp
» Hình thức đào tạo: Chính quy 02 năm

Thời gian đào tạo: 2 năm (4 học kỳ)

Mã MHTên môn họcSố tín chỉ
ICác môn học chung/đại cương13
MH 01Giáo dục Chính trị2
MH 02Pháp luật1
MH 03Giáo dục thể chất1
MH 04Giáo dục quốc phòng - An ninh2
MH 05Tin học2
MH 06Ngoại ngữ ( Anh văn)4
MH 07Kỹ năng giao tiếp1
IICác môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề38
II.1Môn học, mô đun cơ sở11
MH08Văn hóa ẩm thực2
MH09Thương phẩm & an toàn thực phẩm2
MH10Xây dựng thực đơn2
MH11Tồn trữ và bảo quản thực phẩm2
MH12Nhập môn chế biến món ăn3
II.2Môn học, mô đun chuyên môn nghề27
MH13Tiếng Anh chuyên ngành3
MH14Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp1
MH15Kỹ thuật chế biến món Á4
MH16Kỹ thuật chế biến món Âu4
MH17Chế biến bánh và món ăn tráng miệng4
MH 18Thực tập chế biến món ăn3
Tại doanh nghiệp
MH 19Thực tập chế biến món ăn chuyên sâu tại doanh nghiệp3
MH20Thực tập tốt nghiệp5
TỔNG CỘNG51

1. Kiến thức:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về văn hóa ẩm thực, thương phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp…
– Nhận biết được giá trị thương phẩm hàng thực phẩm.
– Khái quát hóa các kỹ thuật sơ chế nguyên liệu, kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, sốt, xúp;
– Liệt kê các nguyên liệu, dụng cụ, qui cách chế biến các món ăn, bánh và các món ăn tráng miệng được giảng dạy trong chương trình.
– Trình bày mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác.
– Xác định đúng nhu cầu năng lượng & khẩu phần ăn cho từng đối tượng.
-Tin học : Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
2. Kỹ năng:
– Vận dụng những kiến thức được học để xây dựng thực đơn cho khách.
– Vận hành các thiết bị, dụng cụ cơ bản được sử dụng trong nhà bếp.
– Áp dụng các kiến thức đã học để thực hiện được công việc của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, khách sạn và cơ sở chế biến món ăn khác.
– Thực hành chế biến được các món ăn Việt Nam, món ăn Âu, Á, bánh và các món tráng miệng
– Xử lý một số tình huống nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản trong quá trình chế biến món ăn.
– Tiếng Anh: Đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ A1 theo khung tham chiếu châu âu hoặc TOEIC 250 hoặc tương đương
– Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu của vị trí công việc.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Người học có được năng lực làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm, có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nghề chế biến món ăn.
– Người học có khả năng tự tìm việc làm, hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc ở vị trí của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, khách sạn và các cơ sở chế biến món ăn khác; có khả năng làm việc theo nhóm, xử lý một số tình huống nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản trong quá trình chế biến món ăn.

Đang cập nhật thông tin…