GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH DỊCH VỤ PHÁP LÝ (CAO ĐẲNG)
Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành DỊCH VỤ PHÁP LÝ được thiết kế để đào tạo chuyên viên có trình độ cao đẳng dịch vụ pháp lý, hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội..
Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực dân sự – thừa kế, lao động – Hôn nhân-gia đình, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai, thực hiện công tác quản lý hộ tịch …
Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh.
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo: 2.5 năm ( 5 học kỳ)
Mã MH/MĐ/HPTên môn học/mô đunSố tín chỉGhi chú
ICác môn học chung/đại cương
MH 01Giáo dục Chính trị4
MH 02Pháp luật2
MH 03Giáo dục thể chất2
MH 04Giáo dục quốc phòng - An ninh3
MH 05Tin học3
MH 06Ngoại ngữ ( Anh văn)5
MH 07Kỹ năng giao tiếp1
IICác môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề
II.1Môn học, mô đun cơ sở
MH08Lý luận chung nhà nước và pháp luật3
MH09Soạn thảo văn bản4
MH10Logic2
MH11Nghiệp vụ văn phòng2
II.2Môn học, mô đun chuyên nghề
MH12Luật Hiến pháp2
MH13Luật Hành chính2
MH14Luật Hình sự3
MH15Luật Tố tụng Hình sự2
MH16Luật Dân sự 3
MH17Luật Tố tụng Dân sự2
MH18Luật Thương mại3
MH19Luật Lao động 3
MH20Luật Hôn nhân – Gia đình2
MH21Quản lý hộ tịch2
MH22Luật Đất đai 2
MH23Đạo đức hành nghề luật - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật3
MH24Thực tập nghề nghiệp (Luật Dân sự, Tố tụng DS)2
MH25Thực tập nghề nghiệp (Luật Hình sự, Tố tụng HS)2
MH26Thực tập nghề nghiệp (Luật Lao động)2
MH27Thực tập nghề nghiệp (Luật Đất đai)2
MH28Thực tập nghề nghiệp (Quản lý hộ tịch)2
MH29Thực tập tốt nghiệp5
Tổng cộng75

CHUẨN ĐẦU RA
1.Kiến thức:
– Trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản liên quan đến Nhà nước và pháp luật.
– Phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
– Áp dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào việc giải quyết, thương lượng những tình huống pháp lý căn bản;
– Vận dụng những quy định của pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý về dân sự- thừa kế, lao động, hôn nhân – gia đình và các dịch vụ có liên quan đến pháp luật.
2. Kỹ năng:
– Thực hiện được công tác quản lý hộ tịch, hòa giải;
– Thực hiện thành thạo các kỹ năng: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện công tác hòa giải và chứng thực ở cơ sở;
– Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp; trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: dân sự, lao động, đất đai, mua bán hàng hóa, sở hữu tài sản, thừa kế
– Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lý của các loại văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng như có được khả năng tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng và đơn khởi kiện…
– Tiếng Anh: Trình độ A2
– Tin học : Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao. Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế tại nơi làm việc. Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, say mê với công việc. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định về bảo mật.
– Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG
– Chuyên viên pháp luật tại UBND cấp huyện, xã; cán bộ tư pháp, cán bộ pháp chế cấp huyện, xã; Nhân viên văn phòng ở các Văn phòng Luật sư, văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng tư vấn pháp luật;Thư ký ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa…