– Giới thiệu sơ lược về ngành nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành công nghiệp trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm của cơ khí rất đa dạng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị linh kiện điện, điện tử cho đến các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.
– Nhu cầu đào tạo: Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành trọng điểm tại Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân lực có tay nghề rất lớn. Vì vậy số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành này liên tục gia tăng và nhu cầu đào tạo là hết sức cần thiết.
– Năng lực đào tạo:
Khoa có năng lực đào tạo khoảng 100 học sinh, sinh viên hàng năm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng động, tự tin, trách nhiệm với công việc.

– Hệ đào tạo: Cao đẳng liên thông
– Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 1.5 năm (3 học kỳ)

STTTÊN MÔN HỌCSỐ TÍN CHỈ
IHỌC KỲ 1
1Pháp luật1
2Giáo dục quốc phòng - an ninh2
3Tin học1
4Nguyên lý chi tiết máy3
5Công nghệ chế tạo máy3
IIHỌC KỲ 2
1Giáo dục thể chất1
2Tiếng anh3
3Đồ gá3
4Đồ án công nghệ chế tạo máy2
5Công nghệ CAD/CAM2
6Cơ sở thiết kế khuôn2
IIIHỌC KỲ 3
1Chính trị3
2Đồ án nguyên lý chi tiết máy2
3Thực tập tốt nghiệp4
4.1Thực tập phay nâng cao *2
4.2Thực tập tiện nâng cao *2
4.3Thực tập CAD/CAM/CNC *2

1. Về kiến thức:
– Hiểu các nội dung cơ bản về Nhà nước và các qui định về pháp luật, chính trị của Việt Nam;
– Nhận thức được những vấn đề về quốc phòng an ninh trong tình hình mới;
– Phân tích được bản vẽ kỹ thuật cơ khí;
– Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;
– Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;
– Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;
– Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;
– Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;
– Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;
– Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;
– Trình bày được các kiến thức lập trình trên các phần mềm tiên tiến
– Phân tích được quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC);
– Có khả năng thực hiện một số đồ án công nghệ hoàn chỉnh.
– Đọc, hiểu tài tiệu hướng dẫn hoặc catalog máy bằng tiếng Anh.
2. Về kỹ năng:
– Đọc và vẽ được bản vẽ kỹ thuật cơ khí;
– Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;
– Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ đo kiểm trong chế tạo cơ khí;
– Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Thiết kế quy trình công nghệ gia công, sản xuất một số chi tiết cơ khí đạt yêu cầu kinh tế – kỹ thuật;
– Thiết kế và chế tạo một số đồ gá gia công;
– Đề xuất được phương án cải tiến, nâng cấp và đổi mới thiết bị cơ khí một cách phù hợp;
– Sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành cơ khí;
– Lập trình, vận hành và điều chỉnh được các máy CNC gia công chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Tiếng Anh: đạt bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc A2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương;
– Tin học: đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương;
3. Thái độ, giá trị, thiên hướng:
– Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; làm việc theo nhóm, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo.
– Có thiên hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
– Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
– Yêu nghề và có tinh thần cầu tiến học hỏi

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên có đủ kỹ thuật và năng lực thực hành bậc cao đẳng, có tiềm năng phát triển, có thể thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ sư trình độ cao đẳng.
1. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
– Trực tiếp vận hành và gia công trên máy cắt gọt kim loại
– Tham gia hỗ trợ sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí
2. Đối với doanh nghiệp lớn: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
– Thiết kế và lập quy trình gia công sản phẩm cơ khí
– Nhân viên kỹ thuật
– Tổ chức quản lý nhóm, đội, tổ.

[shareonedrive dir=”01RYJVTBAVZOZINE47E5DI76RG7SZFYAVR” mode=”gallery” viewrole=”administrator|editor|author|contributor|subscriber|guest” downloadrole=”all” roottext=”CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ”]

0 0 đánh giá
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận