Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu củangành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.

» Trình độ đào tạo: Cao đẳng
» Hệ đào tạo: Chính quy, Vừa học vừa làm

» Thời gian đào tạo: 2.5 năm (5 học kỳ)

Mã MHTên môn học/mô đunSố tín chỉ
ICác môn học chung/ đại cương20
MH 01Chính trị4
MH 02Pháp luật2
MH 03Giáo dục thể chất2
MH 04Giáo dục quốc phòng - An ninh3
MH 05Tin học3
MH 06Ngoại ngữ (Anh văn)5
MH 07Kỹ năng giao tiếp1
IICác môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề74
II.1Môn học, mô đun cơ sở32
MH 08Điện kỹ thuật2
MH 09Vẽ thiết kế Điện tử - Cơ khí3
MH 10Kỹ thuật điện tử3
MH 11Kỹ thuật lập trình cơ bản3
MH 12Cơ học ứng dụng3
MH 13Nguyên lý chi tiết máy2
MH 14Trang bi điện - truyền động điện3
MH 15Thực tập gia công cơ khí2
MH 16Lý thuyết mạch2
MH 17An toàn lao động2
MH 18Tổ chức và Quản lý sản xuất2
MH 19Đo lường điện, điện tử2
MH 20Điện cơ bản3
II. 2Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề42
MH 21Kỹ thuật số3
MH 22Gia công trên máy CNC3
MH 23Tự động hóa với khí nén - thủy lực3
MH 24Vi điều khiển3
MH 25Thiết bị cơ điện tử3
MH 26Robotics3
MH 27Lập trình điều khiển tự động5
MH 28Hệ thống cơ điện tử5
MH 29Đồ án môn học4
MH 30Điện tử công suất3
MH 31Mạng truyền thông công nghiệp2
MH 32Thực tập tốt nghiệp5
Tổng cộng94

1.Về kiến thức:
– Hiểu các nội dung cơ bản về Nhà nước và các qui định về pháp luật, chính trị của Việt Nam;
– Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
– Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
– Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện;
– Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;
– Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;
– Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp;
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực Điện công nghiệp;
– Tổng hợp và đánh giá các ứng dụng thực tiễn để phát triển kỹ năng, chuyên môn hóa nghề nghiệp.
– Tổng hợp và đánh giá các ứng dụng thực tiễn để phát triển kỹ năng, chuyên môn hóa nghề nghiệp.
– Tin học : Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
2.Về kỹ năng:
– Hiểu và biết cách sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện tử;
– Hiểu và biết cách đọc, vẽ được các bản vẽ điện thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
– Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
– Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
– Vận hành được những hệ thống điều khiển tự động;
– Đọc được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
– Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
– Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;
– Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;
– Tiếng Anh: Đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ A2 theo khung tham chiếu châu âu hoặc TOEIC 400 hoặc tương đương.
3. Thái độ, giá trị, thiên hướng:
– Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; làm việc theo nhóm, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo.
– Có thiên hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
– Làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong điều kiện làm việc thay đổi; có thái độ phục vụ và trách nhiệm công dân. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn.
– Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.
5.Vị trí việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp:
Người học sau khi tốt nghiệp chương trình này được cấp bằng Cao đẳng Điện Công Nghiệp, có thể đảm nhận các vị trí nhân viên kỹ thuật với vai trò nhân viên kỹ thuật vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng- bảo trì, sửa chữa thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngòai nước trong trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến điện công nghiệp, tự động hóa và sản phẩm điện công nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
– Kỹ thuật viên thiết kế, thi công, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì điện công nghiệp và dân dụng.
– Kỹ thuật vận hành dây chuyền tự động công nghiệp.
– Kỹ thuật viên sản xuất.
– Kỹ thuật viên công trình xây dựng thi công điện
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sau khi tốt nghiệp, người học đều có khả năng tiếp cận những kiến thức chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, học tập và nâng cao trình độ ở bậc học Đại học ./.

Sau khi ra trường các em có thể việc tại các doanh nghiệp trong và ngòai nước trong trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ điện tử, tự động hóa và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng- bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ điện tử.

[shareonedrive dir=”01RYJVTBAO3JFT6DDQRNGKAQR75Z34LDZB” mode=”gallery” viewrole=”administrator|editor|author|contributor|subscriber|guest” downloadrole=”all” roottext=”CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ”]