GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TIẾNG NHẬT
Tên ngành, nghề: Tiếng Nhật
Mã ngành, nghề: 6220212
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Mã ngành, nghề: 6220212
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Chương trình đào tạo Tiếng Nhật trình độ Cao đẳng nhằm đào tạo Cử nhân Cao đẳng có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực thương mại, kinh tế, có năng lực chuyên môn, nền tảng ngôn ngữ vững chắc, có thể trợ giảng hoặc học liên thông lên Đại học cùng khối ngành.
1. Giới thiệu chung về ngành đào tạo:
» Tiếng Nhật trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo nhân lực sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết trong Tiếng Nhật gắn với công việc hành chính – văn phòng, biên dịch, học vụ tại các cơ sở đào tạo Tiếng Nhật, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
» Người hành nghề có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Tiếp nhận, sắp xếp và quản lý hồ sơ, công văn, lịch làm việc; soạn thảo và trả lời các thư từ, email thương mại bằng Tiếng Nhật; biên dịch tài liệu, hồ sơ; tổ chức và hỗ trợ chuyển ngữ gián tiếp trong các cuộc họp; sử dụng Tiếng Nhật để chăm sóc, giao tiếp, thuyết trình và thương lượng với khách hàng và sử dụng Tiếng Nhật để giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc,
» Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài ở Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty Việt Nam có sử dụng Tiếng Nhật, các công ty ở nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sự toàn cầu; các công ty giáo dục, các trường học, các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn du học và dịch thuật, các công ty có bộ phận dịch vụ khách hàng, hành chính, nhân sự, quảng cáo, có sử dụng Tiếng Nhật;
» Để sử dụng Tiếng Nhật trong công việc, người hành nghề phải có sức khỏe, có ngoại hình phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề; có thiết bị hỗ trợ công việc như máy tính, máy in, máy fax, máy chiếu, máy chụp hình, máy ghi âm,.. và các dụng cụ văn phòng phẩm cơ bản như giấy, sổ tay, bút viết. Ngoài ra, người học phải biết tra cứu thông tin, sử dụng từ điển và các công cụ chuyển ngữ để liên tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
» Số lượng môn học: 31
» Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 88 tín chỉ
» Khối lượng các môn học chung/đại cương: 465 giờ
» Khối lượng các môn học chuyên môn: 1695 giờ
» Khối lượng lý thuyết: 590 giờ; thực hành, thực tập: 1487 giờ, kiểm tra: 83 giờ
» Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 88 tín chỉ
» Khối lượng các môn học chung/đại cương: 465 giờ
» Khối lượng các môn học chuyên môn: 1695 giờ
» Khối lượng lý thuyết: 590 giờ; thực hành, thực tập: 1487 giờ, kiểm tra: 83 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã MH | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ |
---|---|---|
I | Các môn học chung | 20 |
MH1 | Giáo dục chính trị | 4 |
MH2 | Pháp luật | 2 |
MH3 | Giáo dục thể chất | 2 |
MH4 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 3 |
MH5 | Tin học | 3 |
MH6 | Tiếng Anh | 5 |
MH7 | Kỹ năng giao tiếp | 1 |
II | Các môn học chuyên môn | 68 |
II.1 | Môn học,mô đun cơ sở | 7 |
MH8 | Địa lý xã hội Nhật Bản | 2 |
MH9 | Tiếng Việt thực hành | 1 |
MH10 | Văn hoá - Lễ nghi Nhật Bản | 4 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 59 |
MH11 | Nhập môn tiếng Nhật | 2 |
MH12 | Nghe – Nói 1 | 3 |
MH13 | Đọc – Ngữ pháp 1 | 3 |
MH14 | Hán tự 1 | 4 |
MH15 | Nghe – Nói 2 | 3 |
MH16 | Đọc – Ngữ pháp 2 | 3 |
MH17 | Nghe – Nói 3 | 3 |
MH18 | Đọc – Ngữ pháp 3 | 3 |
MH19 | Hán tự 2 | 4 |
MH20 | Viết văn | 2 |
MH21 | Thực hành Năng lực Nhật ngữ 1 | 3 |
MH22 | Nghe – Nói – Đọc – Ngữ pháp 4 | 3 |
MH23 | Đọc – Nghe hiểu Nâng cao | 4 |
MH24 | Ngữ pháp Nâng cao | 4 |
MH25 | Thực hành Năng lực Nhật ngữ 2 | 3 |
MH26 | Phản xạ - Ngữ âm tiếng Nhật | 2 |
MH27 | Thực tập 1 | 2 |
MH28 | Thực tập 2 | 3 |
MH29 | Thực tập 3 | 5 |
II.3 | Môn học, mô đun tự chọn | 2 |
MH30 | Giao tiếp thương mại | 2 |
MH31 | Nghiệp vụ thư ký | 2 |
Tổng cộng | 88 |
4. Chuẩn đầu ra:
4.1. Về kiến thức:
– Hiểu và xác định được các yếu tố cơ bản cấu thành của tiếng Nhật;
– Mô tả các chiến thuật trong việc rèn luyện và tự trau dồi thêm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
– Nhận biết và trình bày được các kiến thức cơ bản về văn hoá, địa lý xã hội Nhật Bản; hiểu được các kiến thức về văn hoá trong quy tắc ứng xử chung, những phong tục tập quán văn hoá trong đời sống cũng như những quy tắc ứng xử trong công việc của người Nhật;
– Nắm vững và vận dụng được các sử dụng kính ngữ trong giao tiếp;
– Hiểu được những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các lối nói thường nhật trong tiếng Nhật;
– Tổng hợp được từ vựng, lối diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Nhật ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương N3 của kỳ thi Năng lực Nhật ngữ JLPT);
– Hiểu được các kiến thức cơ bản về văn hoá trong quy tắc ứng xử chung, những phong tục tập quán văn hoá trong đời sống cũng như những quy tắc ứng xử thương mại trong công việc của người Nhật.
– Nắm vững và biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản có liên quan tới công tác hành chính – văn phòng, cũng như các quy trình tiếp khách, các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, hỗ trợ kỹ năng biên phiên dịch các văn bản – tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Nhật.
4.2. Về kỹ năng:
– Sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm, ảo âm, xúc âm… trong Tiếng Nhật một cách thành thạo;
– Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu;
– Sử dụng được linh hoạt, đúng các từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường dùng trong giao tiếp;
– Giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ trong các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, phiên dịch;
– Diễn đạt mạch lạc, đầy đủ các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày khi thảo luận hay ý kiến của bản thân trong các cuộc họp hay bài phát biểu có liên quan đến công tác trợ lý, hành chính – văn phòng;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản ( Tiếng Anh), đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề (tương đương trình độ A2).
4.3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
– Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;
– Làm việc khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;
– Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;
– Có ý thức trách nhiệm trong công việc, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan và tổ chức;
– Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;
– Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;
– Có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện thay đổi;
– Đánh giá được kết quả làm việc của cá nhân và của các thành viên trong nhóm.
4.4. Vị trí việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi ra trường có khả năng:
– Làm việc tại các trung tâm tiếng Nhật, doanh nghiệp có liên quan đến Nhật trong các lĩnh vực hành chính – văn phòng, thương mại…
– Cung cấp kỹ năng cơ bản vững chắc cho công việc trợ lý, thư ký tiếng Nhật;
– Làm nhân viên trong các nhà hàng – khách sạn, các công ty du lịch – lữ hành, công ty tuyển dụng, các doanh nghiệp mới thành lập, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhật Bản, các khu Công nghiệp và Chế xuất tại các tỉnh thành trên khắp cả nước;
– Tham gia trợ giảng hoặc giảng dạy Tiếng Nhật trình độ bậc 1,2 (tương đương N5 của kỳ thi Năng lực Nhật ngữ JLPT);
– Hoặc có thể học liên thông lên Đại học cùng khối ngành trong nước.
4.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Nhật, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
11